Chúng tôi là ai?

Lời giới thiệu

Từ thập kỷ 80 mươi của thế kỷ trước, Châu Á đã thức dậy, thực hiện một sự chuyển mình thiên niên kỷ. Tuy sự thật là Nhật Bản đã bắt đầu chuyển mình trỗi dậy từ thế kỷ 19 và sau đó, vào giữa thế kỷ 20, noi gương Nhật, các nền kinh tế  như Hàn Quốc, Singapore, Hong Kong, Đài Loan, Thái Lan v..v., đã cất cánh bay lên. Mặc dù vậy, phải đợi đến khi hai người khổng lồ đại diện cho hai nền văn minh lớn nhất Châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ bước vào cải cách mở cửa ở thập kỷ 1980 và 1990 thì sự chuyển mình thiên niên kỷ đó của Châu Á mới đạt tầm vóc xuyên châu lục và thế giới.

Chỉ trong vòng nửa đời người, Châu Á đã làm nên điều thần kỳ là nhân ba số vị trí của mình trong danh sách những nền kinh tế lớn nhất hành tinh. Đến nay, Châu Á đã chiếm 3 trong 6 vị trí của các khổng lồ kinh tế thế giới, là Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ. Ba vị trí còn lại do hai châu lục nắm giữ, bao gồm Hoa Kỳ ở châu Mỹ và Cộng hòa liên bang Đức với Vương quốc Anh ở Châu Âu. Hoàn toàn không phải hoang tưởng nếu dự báo rằng một trong hai vị trí đó ở Châu Âu có thể bị một quốc gia Châu Á thứ tư nào đó tiến lên chiếm giữ trong vòng 20 năm tới – ASEAN với tư cách là một thực thể kinh tế thống nhất hay Hàn Quốc với tư cách một nền kinh tế-quốc gia?  Mà kể cả kịch bản đó không xảy ra nhưng với tốc độ phát triển rất nhanh của các nền kinh tế mới nổi tiếp theo ở Châu Á thì điều thay đổi có tính thiên niên kỷ đó trên thế giới vẫn sẽ xảy ra. Đó là thế kỷ 21 sẽ là Kỷ nguyên Châu Á. Hoặc Châu Á, cùng với các cường quốc trên bờ Đông Thái Bình Dương và Liên bang Nga, sẽ chắc chắn làm nên một Thế kỷ Châu Á-Thái Bình Dương, quy định dòng chảy chung của nhân loại, trong đó Hoa Kỳ và Trung Quốc có vai trò nổi trội. 

Dù chiếm 3/6 hay 4/6 vị trí hàng đầu trong nền kinh tế thế giới, hoặc một mình hoặc cùng với một phần của Châu Mỹ và Nga tiến lên dẫn dắt thế giới trong thế kỷ 21 này thì Châu Á vẫn cần một điều. Đó là hợp tác kinh tế với các châu lục khác. Trong đó, ba mối quan hệ liên hoặc xuyên lục địa là: Xuyên Á, Liên Á-Âu và Xuyên Thái Bình Dương, sẽ là các mối quan hệ trọng yếu. Châu Á cần dịch vụ kết nối doanh nghiệp chuyên nghiệp và hiệu quả trong cả ba mối quan hệ đó. Đây là điều không cần bàn cãi.

10 năm sau khi ra khỏi cuộc chiến tranh tàn khốc nhất, vào năm 1986 Việt Nam đã gia nhập công cuộc chuyển mình vĩ đại đó của Châu Á bằng việc bắt đầu phong trào Đổi Mới lịch sử. Nằm giữa hai nền văn minh lớn nhất Châu Á và trên một bán đảo mang đúng tên hai nền văn minh đó (Bán đảo Trung-Ấn, Indochina Peninsula), Việt Nam trong 30 năm qua thực sự không hổ thẹn với những người tiên phong. Tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam luôn dẫn đầu Đông Nam Á và theo sát chân hai người khổng lồ Trung Quốc và Ấn Độ. Có thể khẳng định rằng cả về địa – kinh tế lẫn về tốc độ tăng trưởng kinh tế thực tế, Việt Nam là một nước có điều kiện tốt nhất để đóng vai trò người tham gia cũng như kết nối các cơ hội kinh doanh ở Châu Á.

Nhận thức sâu sắc về viễn cảnh chung của Châu Á và viễn cảnh riêng của Việt Nam như vậy, Công ty TNHH Kết nối Doanh nghiệp Châu Á (Asia Business Matchmaking Company Ltd., – Asiabuma), được một nhà ngoại giao cao cấp có tư duy kinh tế và kinh doanh mới nghỉ hưu – Đại sứ, Thạc sỹ kinh tế Vũ Sơn Thủy, sáng lập vào tháng Ba năm 2017, có mục tiêu đóng góp vào sự trao đổi kinh doanh giữa các doanh nghiệp của Châu Á và giữa Châu Á với doanh nghiệp từ các châu lục khác, trong đó ưu tiên kết nối các doanh nghiệp giữa Việt Nam và các  đối tác đến từ các nền kinh tế Á, Âu, Mỹ. Tuy nhiên, do nguồn lực có hạn và với nguyên tắc hoạt động hiệu quả cao, trong giai đoạn đầu Asiabuma tự giới hạn mình ở một số phần việc trong công cuộc kết nối to lớn đó. Đó là cung cấp dịch vụ kết nối doanh nghiệp cũng như tư vấn đầu tư và hợp tác trong 6 lĩnh vực là: Hạ tầng đô thị, Bất động sản, Chế tạo, Du lịch, Công nghệ thông tin, Chăm sóc sức khỏe.

Để không bỏ phí các nguồn lực chung, Asiabuma Co. Ltd. mong muốn được chia sẻ cơ hội với các tổ chức và cá nhân ở Việt Nam và nước ngoài có chung mục tiêu hợp tác đôi bên cùng có lợi vì sự phồn vinh và phát triển bền  của mỗi bên tham gia.

Xin cảm ơn,

¤¤¤¤¤ 

 

Tầm nhìn Doanh nghiệp

Do các vận động địa-chính trị và địa-kinh tế trên thế giới trong nửa cuối thế kỷ 20 và các thập kỷ đầu thế kỷ 21, Châu Á nói riêng và Châu Á-Thái Bình Dương nói chung đang nổi lên thành trung tâm của thế giới, quy định các “luật chơi” và các mối giao lưu kinh tế của thế giới trong thế kỷ 21. Trong quá trình nổi lên đó, các nước Châu Á cần thiết phải đẩy mạnh kết nối kinh tế với nhau và với các châu lục khác, đặc biệt là Châu Mỹ. Nhận rõ viễn cảnh đó, Công ty TNHH Kết nối Doanh nghiệp Châu Á (Asiabuma) đã ra đời để không bỏ lỡ các cơ hội vươn tới phồn vinh này.  

Sứ mệnh Doanh nghiệp

Bằng việc cung cấp dịch vụ kết nối các doanh nghiệp có nhu cầu giao lưu với nhau, Asiabuma chủ động tham gia vào việc xây dựng một viễn cảnh hợp tác chặt chẽ và hiệu quả ở Châu Á, đồng thời cũng góp phần tạo ra các cơ hội kinh doanh mới trong nền kinh tế Việt Nam cũng như trong nhiều nền kinh tế khác ở Châu Á và các châu lục khác liên quan.  

Triết lý kinh doanh

Asiabuma theo đuổi một triết lý là: “Kinh doanh không chỉ để kiếm tiền mà còn là niềm đam mê cống hiến cho cộng đồng, hướng tới việc các bên cùng thỏa mãn và cùng phồn vinh”.

Lãnh đạo Doanh nghiệp

 

      Ông VŨ SƠN THỦY, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc 

* Thạc sĩ Kinh tế thế giới; Cử nhân Quan hệ quốc tế; Cử nhân Báo chí; Cử nhân Ngoại ngữ

* Vụ trưởng Bộ Ngoại giao 2002-2016

* Tổng Biên tập Báo Thế giới & Việt Nam 2005-2012

* Năm 2012 được Chủ tịch Nước phong làm Đại sứ (trọn đời) nước CHXHCN Việt Nam 

* Tổng Lãnh sự nước CHXHCN Việt Nam tại Mumbai, Cộng hòa Ấn Độ 2013-2016

* Cố vấn chiến lược cho doanh nghiệp 2003-2013

* Đã đến 42 nước thuộc 5 châu lục. Từ tháng 01/2017 nghỉ chế độ, bắt đầu hoạt động kinh doanh toàn thời gian.  

 

Đội ngũ Cố vấn

◊ 12 Cố vấn từ các Bộ/Ngành Việt Nam

◊ 4 Cố vấn từ nước ngoài

 

Đội ngũ Nhân viên 

◊ Luật sư, Tư vấn viên

Kỹ sư 

◊ Nhân viên bán hàng

◊ Nhân viên IT và PR

 

Mạng lưới liên kết và cộng tác toàn cầu 

◊ Mạng lưới liên kết tại các thành phố lớn ở Việt Nam

◊ Mạng lưới liên kết tại 18 nền kinh tế ở Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ 

◊ Mạng lưới cộng tác viên tại 24 quốc gia và lãnh thổ